Đặc điểm và phân loại Chất độc hại da

Yperit

Yperit (S(CH2CH2Cl)2, dichlorodiethyl sulfide) kí hiệu HD, chất lỏng sánh như dầu, không màu, thoảng mùi mù tạt; tỉ trọng 1,28, nhiệt độ sôi 217,5°C, nhiệt độ đông đặc 13°C, mật độ hơi 5,4. Ít tan trong nước (700-800 mg/L), tan trong các dung môi hữu cơ, mỡ và lipoid. Sản phẩm kĩ thuật màu nâu tối, dễ dàng thấm qua da. Liều tử vong trung bình LC50-50 mg/kg. Nồng độ tử vong trung bình LC50-0,15 mg/L (15 phút).[1]

Nitơ yperit

Nitơ yperit (chứa nhóm chức chloroethylamin ((ClCH2)2NR2)), kí hiệu HN, chất lỏng nhớt, không màu, không mùi, tỉ trọng 1,24, nhiệt độ sôi 230°C, nhiệt độ đông đặc -4°C, mật độ hơi 7,0. Ít tan trong nước (500 mg/L), tan tốt trong các dung môi hữu cơ, mỡ và lipoid. Sản phẩm kĩ thuật màu nâu nhạt. Dễ dàng thấm qua da. Liều tử vong trung bình LC50-20 mg/kg. Nồng độ tử vong trung bình LC50-0,2 mg/L (15 phút).[1]

Lewisit

Lewisit (ClCH=CHAsCl2, chlorovinylarsine dichloride), kí hiệu L, chất lỏng không màu, tỉ trọng 1,83, nhiệt độ sôi 190°C, nhiệt độ đông đặc (-10°C), mật độ hơi 7,2. Ít tan trong nước (0,5 g/L), tan tốt trong các dung môi hữu cơ, mỡ và lipoid. Sản phẩm kĩ thuật màu nâu thẫm. Dễ dàng thấm qua da. Liều tử vong trung bình LC50-30 mg/kg. Nồng độ tử vong trung bình LC50-0,25 mg/L (15 phút). Cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất, L được đưa vào trang bị cho Quân đội Mỹ; đến Chiến tranh thế giới thứ 2, Quân đội Mỹ có một lượng dự trữ lớn L nhưng không được sử dụng do họ tìm ra những chất độc có hiệu quả hơn nên L được đánh giá là không có ý nghĩa về mặt quân sự.[1]